Tát Ao Bắt Cá

Tát Ao Bắt Cá

Vùng Nam Bộ với hệ thống kênh rạch chằng chịt, không chỉ là hệ thống giao thông huyết mạch đường thuỷ nối liền các địa bàn dân cư mà sông ngòi kênh rạch nơi đây còn là nơi cung cấp nguồn lợi thuỷ sản như: cá, tôm, cua,… vùng nước ngọt, nước lợ. Với người dân vùng sông nước Cà Mau, bắt cá đồng tuy đơn giản nhưng cũng là “bí quyết gia truyền” và phải có các dụng cụ bắt cá chuyên dụng như: nò, lợp,nơm ngoài ra còn có cả bắt cá bằng tay (bắt cá đìa), đây là một phương pháp phổ biến, và có truyền thống từ lâu đời của người dân Cà Mau.

Ngày nay, người nông dân đã cãi tiến hoá phần nào về loại hình bắt cá đìa này bằng các máy móc hiện đại, nhanh chóng hơn, giải phóng được một phần đáng kể công sức lao động của con người. Nhưng tại Cà Mau Eco, để lưu giữ nét văn hoá đặc biệt này, quý khách sẽ được trải nghiệm cách bắt cá đặt sệt Nam Bộ xưa với các hoạt động như: tát gầu sòng (do 1 người tát), gầu dai (2 người tát) thân gầu đan bằng tre hoặc lá dừa nước, miệng tựa hình bầu dục, có hai tai gắn vào hai bên miệng và đáy gầu để xỏ dây thừng qua, mỗi đầy dây thừng đều có tay cầm.

Khi tát nước bên bờ mương hay bờ máng, phải đứng chân trước chân sau.Khi cúi lưng buông dây thừng xuống, gàu nước được múc đầy, rồi khi kéo lên phải hơi ngữa người về sau sao cho miệng gàu không bị chúi vào bờ ruộng.Tát đến khi nước trong đìa lòi bãi thì mới tiếng hành mò ven các mé bờ để bắt cá, lúc này chúng ta sẽ dùng nơm, dùng tay xác định vị trí cá để bắt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *